15 Ý TƯỞNG GIÚP NHÂN VIÊN LUÔN LÀM VIỆC HẾT SỨC, CỐNG HIẾN HẾT MÌNH
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, công ty nào sở hữu những nhân viên giỏi và được đào tạo tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thậm chí cả những nhân sự tốt nhất cũng không thể đạt được kết quả cao nếu như không được khích lệ đủ.
Dưới đây là 15 ý tưởng thể hiện sự trân trọng nhân viên mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức để xây dựng văn hóa công nhận trong doanh nghiệp của bạn:
1. Khuyến khích nhân viên khích lệ lẫn nhau
Hãy tạo dựng một văn hóa doanh nghiệp nơi các nhân viên trong công ty luôn khuyến khích và khen ngợi mỗi khi đồng đội của mình đạt được một thành tích nào đó. Bởi giữa các nhân viên với nhau họ hiểu rõ các công việc thường ngày của nhau, hiểu rõ những nỗ lực và khó khăn mà đồng nghiệp của mình đã trải qua nên họ chính là những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng văn hóa khen ngợi cho công ty. Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể các nhân viên chủ động động khích lệ lẫn nhau:
– Tạo một chiếc tường “Cảm ơn” nơi các nhân viên để lại những ghi chú với lời cảm ơn và vinh danh những người đồng nghiệp của họ, những phản hồi tích cực của khách hàng hay thậm chí là ảnh của các nhân viên làm việc chăm chỉ tại công ty
– Cung cấp cho nhân viên một số miếng dán ghi chú và khuyến khích họ để lại những thông điệp tích cực trên bàn làm việc của đồng nghiệp
– Khuyến khích nhân viên khen ngợi và công nhận lẫn nhau trên mạng xã hội
2. Vinh danh nhân viên một cách công khai
Hãy thể hiện sự trân trọng của bạn đối với nhân viên bằng cách mở rộng sự công nhận ra khỏi giới hạn công ty. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông để là nơi bạn có thể kể về những thành tích và hành trình nỗ lực cố gắng của nhân viên bạn cho khách hàng và đối tác. Bằng cách này bạn sẽ khiến họ cảm nhận được bạn thực sự trân trọng và hiểu rõ những nỗ lực cố gắng của họ đến nhường nào.
Thêm nữa, đừng quên vinh danh thành tích của nhân viên trong nội bộ công ty nhé! Khi quy mô công ty còn nhỏ, bạn có thể đơn giản là tuyên dương nhân viên đó trong các buổi báo cáo định kỳ, nhưng nếu quy mô công ty của bạn lên đến hàng trăm người thì việc vinh danh các nhân viên trước toàn thể công ty là không thực sự khả thi. Khi đó, các ứng dụng về truyền thông nội bộ như Base Inside có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc này.
3. Trao cho nhân viên cơ hội được lựa chọn và lên tiếng
Một cách đơn giản để cho nhân viên của bạn thấy rằng họ có giá trị là cho họ những cơ hội để nói lên quan điểm, suy nghĩ và những mong muốn của mình. Có bao giờ bạn tự hỏi, liệu từ trước đến nay các nhân viên của mình đang làm những công việc mà họ mong muốn, những công việc khiến họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hay trước giờ họ chỉ làm những công việc được giao? Từ trước đến giờ bạn có lắng nghe ý kiến và những mối quan tâm của nhân viên và thực hiện những điều đó không?
Việc bạn tặng những phiếu quà tặng đều đặn vào mỗi dịp sinh nhật cho nhân viên nhưng lại luôn phớt lờ những ý kiến và mong muốn cá nhân của họ sẽ không thực sự làm những nhân viên ấy cảm nhận được sự công nhận của bạn. Hãy đặt câu hỏi và hãy lắng nghe mong muốn của họ!
4. Đặt một chiếc hộp “tâm sự kín” tại công ty
Hãy đặt một chiếc hộp nơi nhân viên của bạn có thể chia sẻ một cách ẩn danh những điều mà họ cảm thấy không thoải mái trong quá trình làm việc, những mong muốn của họ đối với công việc và công ty. Hãy lắng nghe những suy nghĩ, ý kiến của nhân viên, cân nhắc chúng và đưa vào thực hiện. Đây là một cách vừa giúp nhân viên của bạn thấy thoải mái, an toàn vì có thể thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, vừa giúp nhân viên của bạn cảm nhận được sự công nhận khi ý kiến của họ được đưa vào hành động.
5. Tổ chức sinh nhật cho nhân viên
Nếu nhân viên của bạn không phiền (vì một số người thường không muốn thu hút sự chú ý của người khác vào ngày sinh nhật của họ) thì hãy tổ chức một bữa tiệc chúc mừng sinh nhật nhỏ cho họ!
Hãy tổ chức một bữa tiệc nhỏ để tất cả mọi người trong văn phòng có thể cùng tham dự và gửi lời chúc mừng sinh nhật tới người đó. Bạn có thể tặng cho nhân viên của bạn một ngày nghỉ để họ có thể tùy ý sử dụng trong tương lai khi cần như một món quà sinh nhật. Hay bạn có thể tặng cho nhân viên của bạn một món quà nhỏ, một thứ mà bạn tin rằng nhân viên của bạn sẽ trân trọng!
6. Khích lệ nhân viên bằng tài chính
Mặc dù tài chính không thực sự là một công cụ khích lệ nhân viên tốt nhất trong mọi trường hợp, đó vẫn là một cách tương đối hiệu quả để thể hiện sự trân trọng và biết ơn của bạn đối với những nỗ lực hoàn thành tốt công việc của nhân viên.
Có rất nhiều nhân sự cần nhận được sự công nhận, đó có thể là những nhân viên kinh doanh làm tăng doanh số, những nhân viên chăm sóc khách hàng luôn tận tâm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng hay những nhân viên nhân sự nỗ lực tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho công ty. Phần thưởng tài chính mà bạn có thể trao tặng cho họ có thể là đề xuất tăng lương, thưởng nóng, hay thưởng định kỳ.
7. Trả tiền cho nhân viên tham gia các khóa học hoặc sự kiện mới
Hãy thưởng cho nhân viên của bạn một khóa học hoặc sự kiện theo mong muốn, sở thích của họ, khóa học đó có thể là một khóa học phát triển kỹ năng lãnh đạo, một khóa học phát triển chuyên môn hoặc hay một khóa học bất kì mà họ cảm thấy hứng thú. Điều này sẽ khiến cho nhân viên thấy rằng bạn quan tâm đến việc đầu tư phát triển cho cá nhân họ và sự nghiệp của họ như thế nào.
8. Theo dõi và minh bạch kết quả làm việc của các đội nhóm
Việc theo dõi và tuyên dương kết quả làm việc của những đội được thành tích cao nhất, chăm chỉ nhất hay những cá nhân xuất sắc nhất trong công ty có thể tạo ra một nguồn năng lượng cạnh tranh nhỏ nhằm thúc đẩy các nhân viên làm việc hăng say hơn.
Thông thường, đối với các doanh nghiệp nhỏ việc theo dõi và công bố các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty hay các đội nhóm/ cá nhân có thành tích xuất sắc nhất, có thể được thực hiện thông qua các buổi họp định kỳ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp với quy mô từ hàng trăm cho đến hàng nghìn người, một công cụ như mạng truyền thông nội bộ sẽ là nơi giúp bạn đăng tải và công bố những thông tin như vậy.
9. Thúc đẩy hoạt động mentoring
Mentoring (cố vấn) là một tiến trình hai chiều tuyệt vời. Nếu như được thực hiện đúng cách, chương trình mentoring sẽ mang tới cho những nhân viên lâu năm cảm thấy họ có tầm quan trọng, và nhân viên mới sẽ có cảm giác được quan tâm và được học hỏi.
Khi được thực hiện một cách đúng đắn và trở thành một chương trình theo vòng tuần hoàn, những bạn từng được cố vấn sẽ trở thành mentor một ngày nào đó. Bằng các chương trình mentoring như vậy, bạn sẽ cho nhân viên thấy rằng bạn tin tưởng và trân trọng họ như thế nào.
10. Tổ chức sự kiện bữa trưa “ăn và học”
Mỗi tuần hãy tổ chức một buổi thảo luận về một chủ đề tự chọn nào đó mà mọi người quan tâm vào bữa trưa. Hãy thay thế những giờ nghỉ trưa nhàm chán chỉ xoay quanh việc ăn trưa, lướt mạng xã hội và tám chuyện bằng những buổi thảo luận về những cuốn sách, những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị hay bất kì chủ đề gì mà nhân viên của bạn quan tâm. Qua những bữa trưa như vậy, nhân viên của bạn sẽ vừa có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết về những vấn đề mà mình quan tâm, vừa được mở mang kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
11. Đừng quên tổ chức ngày kỉ niệm bắt đầu công việc
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí HBR, nhân viên thường nghỉ việc sau một năm làm việc. Thêm nữa, càng các thế hệ về sau càng có xu hướng chuyển việc nhiều hơn trong suốt sự nghiệp của họ. Chính bởi, vòng đời thời gian làm việc của nhân viên ngày càng ngắn nên bạn càng cần phải trân trọng nhân viên khi họ còn làm việc. Vì thế, kỉ niệm 1 năm, 2 năm,v..v là một cách bạn có thể áp dụng trong chiến lược giữ chân nhân viên và cùng đồng thời cho nhân viên đó thấy rằng bạn trân trọng việc họ ở lại với bạn như thế nào.
12. Để nhân viên làm “sếp” một ngày
Hãy trao thưởng cho nhân viên bằng cách trao cho họ cơ hội làm “sếp” một ngày. Dĩ nhiên là bạn không cần phải đưa sổ sách tài chính cho họ, nhưng bạn có thể để họ tham gia vào các buổi họp ban lãnh đạo, ngồi trong phòng làm việc riêng và được sử dụng các dịch vụ mà chỉ các vị trí lãnh đạo mới được sử dụng.
Bằng cách này bạn sẽ giúp nhân viên hiểu được cảm giác khi là lãnh đạo. Điều này có thể vừa thay đổi thái độ của họ đôi chút về những điều mà trước kia họ từng phàn nàn khi họ hiểu ra những khó khăn mà người lãnh đạo cần phải đối mặt, vừa khuyến khích họ làm việc chăm chỉ, tận tụy hơn để được thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
13. Làm cúp vinh danh nhân viên xuất sắc
Hãy thiết kế những chiếc cúp thật đặc biệt như một biểu tượng để vinh danh những nhân viên xuất sắc, những nhân viên có nhiều đóng góp nhất năm, những gương mặt trẻ tiềm năng để tuyên dương những cá nhân xuất sắc trong công ty bạn. Bạn có thể để những người từng được nhận cúp năm vừa rồi lên trao cúp cho người mới trong buổi trao cúp để các nhân viên chúc mừng lẫn nhau.
14. Tạo ngày lễ biết ơn đối với nhân viên hàng năm
Mỗi khi nghĩ đến nghỉ lễ là mọi người sẽ nghĩ đến những ngày lễ được ghi rõ ràng trên lịch mà không bao giờ nghĩ tới việc tạo ra ngày lễ riêng cho cộng đồng của mình. Vậy thì tại sao bạn lại không thiết lập một ngày lễ biết ơn trong năm, ngày mà bạn cho toàn bộ công ty nghỉ làm và để khách hàng và những người liên quan biết rằng nhân viên của bạn đang trải qua một kỳ nghỉ đặc biệt.
Vào ngày này, bạn có thể thay vì cho nhân viên một ngày nghỉ, thì hãy tổ chức một sự kiện gì đó để tất cả mọi người cùng tham gia. Ví dụ như tổ chức một cuộc thi hài, tổ chức tiệc BBQ ngoài trời, tổ chức cuộc thi đua thuyền,v..v. Dù là hình thức gì thì hãy cố gắng để đó là một dịp mà tất cả nhân viên trong công ty đều chờ đón.
15. Và cuối cùng, hãy nói “Cảm ơn!” tới nhân viên của bạn
Lần cuối bạn nói cảm ơn tới nhân viên của mình là khi nào?
Có một số người chủ cho rằng việc nhân viên làm những việc được giao là điều hiển nhiên vậy nên không cần thiết phải nói lời cảm ơn.
Tuy nhiên, lời cảm ơn là một cách đơn giản để thể hiện sự biết ơn của bạn với nhân viên dù công việc đó có được yêu cầu hay không. Có thể bạn nghĩ điều này không quan trọng, tuy nhiên có một sự khác biệt đáng kể về thái độ của một nhân viên đã từng được sếp nói lời cảm ơn thật lòng và một nhân viên chưa từng được nghe lời cảm ơn từ sếp.
Không phải tất cả mọi người đều cần được nghe lời cảm ơn mỗi khi họ hoàn thành tốt một công việc nào đó, nhưng hầu hết mọi người đều muốn được nghe những lời nói tốt đẹp, tán dương và công nhận những nỗ lực, cố gắng của mình. Họ sẽ chẳng sao cả nếu thiếu đi một lời cảm ơn, nhưng nếu có được một lời cảm ơn chân thành từ người sếp cũng mình sẽ có thể là một nguồn động lực lớn để tiếp tục nỗ lực hơn trong công việc.
KẾT LUẬN
Nhân viên chính là những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, tuy nhiên một số doanh nghiệp lại dành nhiều thời gian và tâm sức hơn để quan tâm đến trang thiết bị hơn là dành chút thời gian để thể hiện cho nhân viên biết rằng họ có giá trị và được trân trọng như thế nào. Bởi vậy, xây dựng một doanh nghiệp nơi tất cả sự cố gắng của nhân viên đều được công nhận.